Tham gia lớp tập huấn có sự tham gia và chỉ đạo của lãnh đạo phòng Hành chính tổng hợp - Sở NN&PTNT; Lãnh đạo, kế toán trưởng, cán bộ liên quan của chủ rừng là tổ chức và tổ chức chi trả cấp huyện.
Quỹ BVPTR đã thực hiện chi trả tiền DVMTR cho 16 đơn vị Chủ rừng là tổ chức gồm: 04 BQL Rừng phòng hộ: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Châu; 02 BQL Khu BTTN: Pù Huống, Pù Hoạt; 02 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp: Tương Dương, Con Cuông; Công ty TNHH Thanh Thành Đạt; Công ty CP dược liệu TH; Vườn Quốc Gia Pù Mát; 02 Lâm trường: Quế Phong, Quỳ Hợp; 03 tổng đội TNXP:Tổng đội TNXP 8, Tổng đội TNXP 9, Tổng đội TNXP 10; chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, rừng do UBND xã quản lý tại các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông và thông qua 6 Tổ chức chi trả cấp huyện là các Hạt kiểm lâm trên địa bàn huyện, gồm 06 Hạt kiểm lâm: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Con Cuông.
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng đã ghi nhận kết quả thực hiện và báo cáo quyết toán chi trả tiền DVMTR năm 2022: các chủ rừng là tổ chức đã lập và nộp báo cáo kết quả thực hiện và báo cáo quyết toán kinh phí chi trả dịch vụ môi trưởng rừng về Quỹ BVPTR và cơ quan quản lý trực tiếp cơ bản đúng thời hạn theo quy định (trước ngày 30/6/2023). Về hồ sơ chi trả DVMTR nộp về Quỹ tương đối đầy đủ, sắp xếp khoa học, gọn gàng, thuận lợi cho công tác kiểm tra, quản lý. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít đơn vị chưa làm tốt nội dung trên, hồ sơ sắp xếp còn lộn xộn, một số hồ sơ khoán còn thiếu chữ ký của hộ nhận khoán, dấu của cơ quan có thẩm quyền, sai sót về mặt số liệu.
Bên canh đó vẫn còn tồn tại một số khó khăn trong chi trả DVMTR như: Việc tách nhập địa giới hành chính nhiều xã, thôn, bản trong vùng cung ứng DVMTR, công tác giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đang thực hiện giàn trải, dẫn tới hồ sơ các chủ rừng thường xuyên có biến động làm ảnh hưởng đến các trường dữ liệu trong bản đồ chi trả đặc biệt là dữ liệu về chủ rừng: Và công tác chi trả tiền DVMTR không dùng tiền mặt chưa triển khai đồng bộ trên địa bàn toàn tỉnh do một số khó khăn như: Đơn vị đối tác từ chối tiếp tục cung cấp dịch vụ; một số chủ rừng có kinh phí chi trả thấp nhưng số lượng đối tượng phải chi trả nhiều, nằm rải rác nhiều xã, một số chủ rừng có diện tích chi trả nằm trên địa bàn nhiều huyện nên trong năm 2022 phần lớn tiếp tục chi trả bằng tiền mặt. Vì vậy, Ban điều hành Quỹ sẽ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn các chủ rừng thực hiện chi trả tiền DVMTR qua các đơn vị thanh toán trung gian; trường hợp chi trả bằng tiền mặt phải đảm bảo an toàn, công khai, minh bạch.
Nhiệm vụ của Quỹ trong thời gian tới: Xử lý kịp thời, hướng dẫn, tháo gỡ các vướng mắc của các đơn vị trong quá trình quản lý và sử dụng tiền DVMTR; Tính toán, cân đối nguồn kinh phí từ tiền DVMTR để thực hiện các nhiệm vụ được giao một các hợp lý, có hiệu quả, khoa học, góp phần tạo điều kiện cho đơn vị thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; Hằng năm sau khi hoàn thành chi trả DVMTR, tổ chức tổng kết, tập huấn, trao đổi các vấn đề tồn tại về công tác tài chính về quản lý và sử dụng tiền DVMTR.
Nhiệm vụ của chủ rừng là tổ chức và các tổ chức chi trả cấp huyện: Rút kinh nghiệm các tồn tại trong quá trình thực hiện chi trả DVMTR và có giải pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời ngày trong năm 2023 và các năm tiếp theo; Tăng cường phối hợp, thường xuyên trao đổi thông tin với các cán bộ liên quan của Quỹ BVPTR để xử lý các vướng mắc trong công tác quản lý và sử dụng tiền DVMTR.
Trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng hạn chế thì nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng đã duy trì sự ổn định, góp phần giảm áp lực cho ngân sách nhà nước trong công tác bảo vệ rừng, đồng thời tạo ra nhiều việc làm, cải thiện sinh kế, tăng thu nhập, đời sống của người làm nghề rừng, người bảo vệ rừng, đặc biệt là đồng bào vùng núi vùng cao, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, tăng độ che phủ rừng trên toàn tỉnh./.