Tin tức sự kiện Tin Nghệ An

Hoạt động mở rộng nguồn thu dịch vụ môi trường rừng tại Nghệ An

Ngày đăng tin: 07/12/2022
Từ ngày 28/11 đến ngày 02/12/2022, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An đã phối hợp với Dự án hỗ trợ kỹ thuật “Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học” (VFBC) thực hiện chuyến công tác nhằm tham vấn các bên liên quan trong việc mở rộng nguồn thu dịch vụ môi trường rừng đối với hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
          Trong khuôn khổ chuyến công tác, đoàn đã làm việc với Sở Du lịch, Cục thuế, Chi cục Thủy sản, Vườn Quốc gia Pù Mát, UBND các huyện Tương Dương, Con Cuông, Diễn Châu và Hợp tác xã nuôi trồng thủy sản Vạn Thành để lấy ý kiến về việc triển khai cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng; Thu thập thông tin và dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái và lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản được hưởng lợi từ rừng (nuôi trồng thuỷ sản trong lòng hồ thuỷ điện, nuôi trồng thuỷ sản trong rừng ngập mặn).
 
 
Các hộ nuôi cá trên lòng hồ Thủy điện Bản Vẽ. Ảnh: Đ.C (Báo Nghệ An)
 
          Chi trả Dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là một chính sách lớn của ngành Lâm nghiệp nhằm huy động nguồn lực tài chính cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Sau thời gian triển khai trên toàn quốc, chính sách Chi trả DVMTR đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về các mặt kinh tế - xã hội - môi trường.
 
 
Ảnh: Vườn quốc gia Pù Mát
 
          Luật Lâm nghiệp 2017 và Điều 57, Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định các đối tượng phải chi trả tiền DVMTR bao gồm: Cơ sở sản xuất thủy điện; Cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch; Cơ sở sản xuất công nghiệp; Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây phát thải khí nhà kính lớn và Cơ sở nuôi trồng thủy sản. Tại Nghệ An, nguồn thu DVMTR hiện nay tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực: sản xuất thuỷ điện, sản xuất nước sạch, sản xuất công nghiệp. Nguồn thu từ các lĩnh vực khác như: kinh doanh du lịch sinh thái và nuôi trồng thuỷ sản còn rất hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu do nguồn thu nhỏ, khó xác định doanh thu. Các cơ sở nuôi trồng thủy sản chủ yếu là hộ gia đình sản xuất nhỏ lẻ, đang nhận được chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Tin khác
 
Đại hội Công đoàn cơ sở Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An lần thứ III, ... 13/03/2023
Hội đồng quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng họp Tổng kết năm 2022 và bàn các ... 05/01/2023
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức, ng... 03/01/2023
Phát huy vai trò bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số trong công tác bảo vệ rừng... 19/12/2022
Chuyển đổi số trong quá trình thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừn... 19/12/2022
Thống kê Lượng truy cập
Đang online 2
Hôm nay 143
Số lượng truy cập 651733

VIDEO