Tin tức sự kiện Tin Nghệ An

Nâng cao hiệu quả trong thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

Ngày đăng tin: 03/12/2020
Quỹ bảo vệ & Phát triển rừng tỉnh Nghệ An thành lập ngày 16/11/2011 và trong quá trình hoạt động, đơn vị luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành, địa phương và với nỗ lực vươn lên của tập thể, cán bộ, viên chức, CNV, Quỹ bảo vệ & Phát triển rừng tỉnh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
          Thời gian qua, thông qua công tác tuyên truyền về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) và các chủ trương chính sách khác của Đảng, Nhà nước đã được truyền tải đến các đối tượng liên quan đặc biệt là bên sử dụng DVMTR và bên cung ứng DVMTR theo lôgic: “từ chưa biết, đến biết, đến hiểu và hiểu rõ”. Theo đó, các hộ dân đã tích cực nhận rừng (qua chủ trương giao rừng gắn với giao đất, cấp GCNQSDĐ), tham gia nhận khoán bảo vệ rừng phục vụ chi trả DVMTR; các cấp chính quyền đã quan tâm và tích cực chủ động cùng tham gia chỉ đạo các nội dung liên quan đến công tác chi trả DVMTR. Bên sử dụng DVMTR (các cơ sở sản xuất thủy điện, nước sạch...) đã xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ đầy đủ, kịp thời theo quy định.

          Thực hiện chính sách chi trả DVMTR, Quỹ Bảo vệ & Phát triển rừng tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ bảo vệ rừng được tốt hơn, độ che phủ rừng tăng lên, chất lượng rừng được nâng cao và góp phần cải thiện chất lượng môi trường sinh thái; Đặc biệt từ khi triển khai chính sách chi trả DVMTR đến nay tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh giảm dần qua các năm.

          Việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR không những từng bước nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ rừng, nâng số hộ nhận khoán bảo vệ rừng mà còn huy động được một nguồn nhân lực lớn cho công tác tuần tra bảo vệ rừng một cách thường xuyên. Nhờ triển khai chính sách, thu nhập thực tế bình quân của các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng đã từng bước cải thiện. Cùng với thu nhập khác, tiền DVMTR đã góp phần tạo công ăn, việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, giúp người dân yên tâm gắn bó với rừng, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương thuộc khu vực miền núi, biên giới. Chính sách chi trả DVMTR đã góp thêm nguồn kinh phí cho các chủ rừng là tổ chức để thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng. Năm 2020, trên địa bàn tỉnh, diện tích được chi trả DVMTR là hơn 411.873 ha. Diện tích rừng trồng mới từ nguồn vốn chuyển đổi mục đích sử dựng rừng hơn 4.399 ha...
 

Nguồn ảnh: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An
          Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách chi trả DVMTR bước đầu còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng có thể khẳng định chi trả DVMTR đã đi vào cuộc sống, tạo ra mối quan hệ kinh tế, gắn kết các bên cung ứng với bên sử dụng và hưởng lợi từ DVMTR. Chính sách chi trả DVMTR đã đề cao được vai trò, giá trị kinh tế của rừng trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, chất lượng rừng tự nhiên bị suy giảm và nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước hỗ trợ, đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng hạn chế. Bên cạnh đó, Chính sách đã góp phần thiết thực vào Chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói, giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.

          Phát huy những kết quả đã đạt được, cùng với các giải pháp chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của Chính phủ, UBND tỉnh, Quỹ Bảo vệ & Phát triển rừng luôn quan tâm, phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan trong thực thi chính sách. Để công tác chi trả DVMTR được hiệu quả hơn nữa, Quỹ Bảo vệ & Phát triển rừng Nghệ An luôn phối hợp với các cấp, ngành liên tổ chức các hội thảo, hội nghị triển khai kịp thời các chủ trương, chính sách của nhà nước thuộc lĩnh vực này, như: Ngày 13/10/2020, tổ chức Hội nghị đối tác và các bên liên quan tại thành phố Vinh, có sự tham gia của đại diện Sở Nông nghiệp & PTNT; Ban Kiểm soát Quỹ; Chi cục Kiểm lâm; Đơn vị tư vấn là đối tác xây dựng bản đồ, rà soát lưu vực và đại diện các chủ rừng là tổ chức, tổ chức chi trả cấp huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong. Tại đây, các đại biểu đã thảo luận các nội dung: Lập kế hoạch chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) và trồng rừng thay thế năm 2020; công tác chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng hoặc thanh toán điện tử; công tác phối kết hợp giữa các bên liên quan trong xây dựng bản đồ chi trả DVMTR theo quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp... Hội nghị cũng là dịp để các bên liên quan thảo luận, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, góp phần nâng cao hiệu quả thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Cũng trong thời gian qua, Quỹ tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về chính sách chi trả DVMTR, các nội dung mới của Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP và các văn bản liên quan...
 

Nguồn ảnh: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghê An
          Để nâng cao sự hài lòng trong công tác chi trả DVMTR và thực hiện chủ trương xây dựng chính phủ điện tử, Quỹ Bảo vệ & Phát triển rừng tỉnh Nghệ An đã thực hiện công tác chi trả tiền DVMTR qua tài khoản, giao dịch thanh toán điện tử thông qua các đơn vị cung ứng dịch vụ là Bưu điện tỉnh Nghệ An, Viettel Nghệ An... Năm 2019, Quỹ đã giải ngân qua tài khoản đến các các chủ rừng, tổ chức chi trả cấp huyện tại các lưu vực thuỷ điện hơn 87, 6 tỷ đồng. Triển khai chi trả 8/14 chủ rừng  và 6/6 Tổ chức chi trả cấp huyện qua tài khoản ngân hàng, hệ thống Bưu điện và thanh toán điện tử ViettelPay. Đến nay đã tiển khai chi trả qua tài khoản Ngân hàng, Bưu điện, thanh toán điện tử cho 9.404 đối tượng/tài khoản chiếm 70,5% so với số phải trả cho các hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư thôn/bản.
 
          Công tác kiểm tra, giám sát chi trả dịch vụ môi trường rừng được đổi mới, cải tiến thông qua vận hành hệ thống khung giám sát, đồng thời ứng dụng smartphone trong kiểm tra, giám sát chi trả.

          Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất nước (gần 1,2 triệu ha) trong đó còn nhiều diện tích rừng nguyên sinh, rừng giàu trữ lượng và phần lớn đây là diện tích rừng đầu nguồn có ý nghĩa quan trọng góp phần vệ an ninh quốc phòng, bảo tồn đa dạng sinh học, duy trì nguồn nước, điều hòa nguồn động năng cho sản xuất điện... Vì vậy, trong thời gian tới Quỹ Bảo vệ & Phát triển rừng tiếp tục thực hiện tốt công tác chi trả DVMTR, góp phần bảo vệ rừng, phát triển rừng bền vững./.
Nguồn: NAFF
Tin khác
 
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị Cán bộ viên chức ngư... 09/01/2024
Công bố quyết định về việc tiếp nhận, bổ nhiệm công chức lãnh đạo quản lý 26/12/2023
Hơn 560.000 ha được hỗ trợ từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Nghệ ... 20/12/2023
Triển khai thực hiện thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý t... 22/11/2023
Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An tổ chức tập huấn nâng cao năng lực qu... 30/10/2023
Thống kê Lượng truy cập
Đang online 4
Hôm nay 98
Số lượng truy cập 701181

VIDEO