Trong thời gian qua, chính sách chi trả DVMTR đã phát huy tác dụng rất tích cực tới công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, chủ rừng, chính quyền cơ sở trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Số lượng chủ rừng hưởng lợi từ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng tăng từng năm song song với đó số tổ chức, hộ gia đình cá nhân tham gia nhận khoán bảo vệ rừng cũng tăng lên. Thu nhập bình quân của các hộ gia đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ rừng đã từng bước cải thiện, góp phần tạo công ăn, việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện sinh kế, giúp người dân yên tâm gắn bó với rừng, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương thuộc khu vực miền núi, biên giới.Chi trả DVMTR đã tạo ra mối quan hệ kinh tế, gắn kết bên cung ứng với bên sử dụng và hưởng lợi từ DVMTR. Thông qua thực tiễn triển khai chính sách đã đề cao được vai trò, giá trị kinh tế của rừng trong bối cảnh nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, chất lượng rừng tự nhiên bị suy giảm và nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước hỗ trợ, đầu tư cho bảo vệ, phát triển rừng hạn chế. Chính vì thế Chính sách chi trả DVMTR đã góp phần thiết thực vào Chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói, giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.
Nhằm nâng cao sự hài lòng trong chi trả DVMTR, thực hiện chủ trương xây dựng chính phủđiện tử, cải cách hành chính; ngày 17/11/2019 Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An tổ chức Tập huấn hướng dẫn các nội dung liên quan chi trả dịch vụ môi trường rừng như: hướng dẫn công tác chi trả tiền DVMTR qua tài khoản, giao dịch thanh toán điện tử và hướng dẫn công tác lập hồ sơ, xây dựng bản đồ DVMTR trên nền tảng số.
Tham gia Hội nghị có: Hội đồng quản lý Quỹ tham dự và chỉ đạo; Đại diện Văn phòng UBND tỉnh Nghệ An; Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT;Ban Kiểm soát Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; Đại diện Chi cục Kiểm lâm; Lãnh đạo và cán bộ liên quan CQĐH Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng và Đại diện lãnh đạo;Đại diện các đơn vị: Bưu điện tỉnh Nghệ An, Viettel Nghệ An và cán bộ chuyên môn các Tổ chức chi trả cấp huyện (Hạt Kiểm Lâm) và chủ rừng là tổ chức trên địa bàn các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp;

Nguồn ảnh: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An
Tại hội nghị, Bưu điện tỉnh Nghệ An và Viettel Nghệ An là đơn vị đối tácthực hiện chi trả tiền DVMTR trên địa bàn tỉnh trình bày, hướng dẫn các bước quy trình, thủ tục chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng qua tài khoản hoặc giao dịch thanh toán điện tử;đồng thời các đơn vị đối tác thông qua kết quả triển khai công việc tại cơ sở trong thời gian vừa qua. Đến nay, công tác chi trả qua hệ thống Bưu điện và giao dịch thanh toán điện tử ViettelPay đã được triển khai đến tất cả các chủ rừng, tổ chức chi trả cấp huyện trên địa bàn tỉnh. Và đang tiến hành phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn, cài đặt dịch vụ cho các đối tượng thụ hưởng để thực hiện chi tạm ứng tiền DVMTR năm 2019.
Nguồn ảnh: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An
Nguồn ảnh: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An
Việc triển khai xây dựng bản đồ chi trả DVMTR theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 Quỹ bảo vệ và phát triển rừng đã và đang thực hiện, tuy nhiên do nguồn kinh phí quản lý của Quỹ tỉnh chưa thể bố trí để thực hiện cùng lúc trên địa bàn toàn tỉnh trong một năm. Do đó, Quỹ xây dựng Kế hoạch hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt: Năm 2018, Quỹ đã hoàn thành xây dựng bản đồ chi trả trên địa bàn huyện Tương Dương đối với chủ rừng nhóm 1 (hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng, dân cư thôn/bản, UBND xã) với diện tích 55.000 ha tại các lưu vực thủy điện Bản Ang, Khe Bố, Bản Vẽ; Năm 2019, Quỹ đang triển khai xây dựng bản đồ chi trả tại các lưu vực thủy điện Bản Cốc, Sao Va, Châu Thắng trên địa bàn huyện Quế Phong và Quỳ Châu với diện tích khoảng 72.000ha.
Nguồn: NAFF